Bạn hoặc người thân của bạn vừa từ phòng khám về và phát hiện mình bị bệnh u cơ tuyến túi mật? Hãy bình tĩnh, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc u cơ tuyến túi mật có nguy hiểm không, cũng như những lưu ý để chăm sóc. Đồng thời, bài viết này cũng giúp cho những ai chưa mắc bệnh chủ động hiểu biết và phòng ngừa.
1. Chức năng của túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê nằm dưới gan. Vai trò chính của nó là lưu trữ và cô đặc một chất lỏng do gan sản xuất, gọi là mật, cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo, kích thích chuyển động (nhu động) của ruột và có tác dụng sát trùng chống lại hệ vi khuẩn. Từ gan, mật đi qua một loạt các kênh, được gọi là ống dẫn mật, cho đến khi đến túi mật, nơi nó được tích tụ. Theo thời gian, mật trở nên đậm đặc hơn giúp quá trình tiêu hóa chất béo hiệu quả hơn. Khi thức ăn được đưa vào, túi mật co bóp, giải phóng một lượng lớn muối mật vào ruột, nhờ đó quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
2. U cơ tuyến túi mật là gì?
U cơ tuyến túi mật là một chứng tăng sinh tế bào bất thường và thể tích của chúng ở thành túi mật, có thể lan tỏa hoặc khu trú. Ở dạng khu trú, chúng ta có một u tuyến duy nhất có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong túi mật. Ở dạng lan tỏa, chúng ta có nhiều u tuyến nằm trong túi mật.
3. Nguyên nhân u cơ tuyến túi mật
Nguyên nhân các dạng khác nhau của bệnh túi mật vẫn chưa được khẳng định. Sự thay đổi dinh dưỡng, sự thay đổi trao đổi chất, sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình tăng sản của niêm mạc túi mật đã và đang được xem xét, điều này giải thích tại sao bệnh lý về túi mật xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ.
4. Triệu chứng khi bị u cơ tuyến túi mật
Hầu hết các polyp túi mật không gây ra triệu chứng. Khi phát sinh triệu chứng có thể bao gồm:
Vàng da
Khó chịu hoặc đau ở vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị
Đầy bụng khó tiêu
Sốt khi có viêm
Giảm cân
Ngứa
5. U cơ tuyến túi mật có nguy hiểm không?
Các u tuyến của thành túi mật thường là khối u lành tính và không có triệu chứng và không cần điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Tuy nhiên cần quan tâm theo dõi nếu lớn hơn 1 cm và có biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở những đối tượng trên 50 tuổi. Do đó, phẫu thuật có thể được lựa chọn trong trường hợp này.
6. Điều trị u cơ tuyến túi mật
Khối u phát hiện trên siêu âm lớn hơn 1 cm phải được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ túi mật (cắt bỏ túi mật). Điều tương tự cũng áp dụng cho các tân sinh nhỏ hơn (< 1cm) nếu có triệu chứng và những trường hợp kiểm tra siêu âm nhiều lần cho thấy có xu hướng gia tăng.
Trong các trường hợp khác sẽ áp dụng kiểm soát chặt chẽ kích thước của polyp bằng cách được chỉ định kiểm tra siêu âm định kỳ (từ 3 đến 6 tháng).
Thông thường, ca phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi, tức là sử dụng một ống mềm được trang bị camera ở một đầu. Các dụng cụ phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ túi mật được đưa vào qua các vết rạch nhỏ ở bụng.
Sự ra đời của kỹ thuật nội soi đã làm cho phương pháp phẫu thuật vùng bụng ít xâm lấn hơn, mà trước đây cần phải thực hiện các vết mổ lớn.
Phẫu thuật túi mật mất bao lâu?
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và kéo dài từ 30 đến 60 phút. Cơn đau hậu phẫu được kiểm soát bằng phác đồ giảm đau do bác sĩ thiết lập. Kỹ thuật mổ nội soi cho phép hồi phục hậu phẫu rất nhanh so với phẫu thuật truyền thống. Ngày hôm sau, bệnh nhân có thể bắt đầu ăn uống và nếu bệnh cảnh lâm sàng rõ ràng và được kiểm soát, bệnh nhân có thể xuất viện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật
Quá trình phục hồi thể chất diễn ra nhanh chóng và trong vài tuần, các chức năng tiêu hóa sẽ trở lại bình thường hoàn toàn.
Điều quan trọng là trong những ngày đầu hậu phẫu, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa đơn giản về chế độ ăn uống để tránh những phiền toái khó chịu.
Vì thực phẩm giàu chất béo là những thực phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thiếu dịch mật, quá trình tiêu hóa của chúng sẽ bị chậm lại và khó khăn hơn trong một thời gian nhất định. Do đó, bạn cần tránh các thực phẩm giàu cholesterol như pho-mát, trứng,..
Sau 15 ngày, bạn có thể bắt đầu đưa lại những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình và thông thường sau 1-2 tháng, bạn có thể tiếp tục chế độ ăn uống bình thường một cách an toàn.
Bạn có thể sống mà không có túi mật?
Nhiều người lo lắng khi không có túi mật. Đừng lo lắng vì bạn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường mà không cần túi mật. Gan sản xuất đủ mật để tiêu hóa thức ăn. Nhưng thay vì được lưu trữ trong túi mật thì mật từ gan dần dần chảy liên tục vào ruột sẽ có tác dụng nhuận tràng. Lượng chất béo ăn mỗi bữa cũng có ảnh hưởng. Nếu lượng chất béo càng ít thì càng dễ tiêu hóa. Trong khi một lượng lớn có thể gây khó tiêu và gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy, đặc biệt là trong những tháng đầu sau phẫu thuật. Bạn nên cố gắng ăn uống hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.
Nên chăm sóc như thế nào sau khi phẫu thuật túi mật?
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Có đo nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy, huyết áp. Bác sĩ sẽ đến thăm bệnh nhân báo kết quả phẫu thuật và dặn dò nếu có.
Thở sâu sau phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Bệnh nhân nên hít thở sâu và lặp lại thường xuyên.
Không nên chỉ nằm mà nên ngồi, nếu không đau đầu thì nên di chuyển đi lại và sinh hoạt bình thường càng sớm càng tốt để cải thiện quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Bệnh nhân nên đứng dậy và đi lại 5-6 lần một ngày sau phẫu thuật.
Dùng tay hoặc gối đỡ vùng mổ để giảm đau.
Quan sát các biến chứng tại vị trí vết thương. Nếu bạn bị đau, sưng hoặc viêm, hãy báo ngay cho bác sĩ.
Đừng đợi cho đến khi cơn đau lên đến đỉnh điểm hoặc trở nên không thể chịu đựng được mới nói với bác sĩ hoặc y tá của bạn. Bởi vì kiểm soát cơn đau sớm sẽ dễ dàng hơn.
Sau phẫu thuật nội soi ổ bụng, trong đó khí được đưa vào bụng người bệnh có thể cảm thấy hơi dưới da, hiện tượng này sẽ tự hết. Đôi khi cơn đau ở vai sẽ tự khỏi sau một hoặc hai ngày, vận động và đi lại có thể giúp giảm cơn đau.
Nói chung, sau khi cắt bỏ túi mật, không có biến chứng. Sẽ có lịch tái khám với bác sĩ phẫu thuật 1-2 lần trong vòng 2-3 tuần sau phẫu thuật.
Không rặn khi đại tiện, uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày.
Không nâng bất cứ vật gì nặng hơn 6 kg hoặc tập thể dục mạnh trong ít nhất 4 – 6 tuần.
Giữ vết thương sạch sẽ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật về thời điểm thay băng.
Vết thương có thể rỉ ra một chút là bình thường. Nếu vết thương ướt, hãy liên hệ với bác sĩ phẫu thuật.
Tránh mặc quần áo bó sát hoặc thô ráp. vì nó có thể cọ xát vào vết thương và khiến vết thương khó lành hơn
Ăn chậm theo cảm nhận. Ngày đầu sau mổ nên bắt đầu ăn thức ăn lỏng, súp, thức ăn mềm. Tuần đầu ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Sau đó, bạn có thể bắt đầu ăn uống bình thường theo cảm giác bụng có căng hay không.
Ăn các bữa ăn chất lượng nhỏ hơn và thường xuyên hơn. Chia ra ăn 4-6 bữa trong ngày, tăng dần số bữa ăn. Nhưng hãy giảm số lượng trong mỗi bữa ăn xuống, giúp dễ tiêu hóa thức ăn hoàn toàn. Bởi vì có một số lượng hạn chế của mật Tránh ăn khuya.
Quan sát cơ thể, nếu gặp các triệu chứng sau cần thông báo cho bác sĩ: Đau bụng ngày càng nặng hơn; buồn nôn; thân vàng mắt vàng; không đi đại tiện được và không xì hơi quá 3 ngày sau mổ; tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật; sốt trên 38 độ C.
Nên ăn uống thế nào nếu đang bị bệnh u cơ tuyến túi mật hoặc sau khi đã phẫu thuật?
Nên tránh:
Tất cả các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa (có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như bơ, mỡ lợn, chất béo từ thịt, pho mát và các sản phẩm từ sữa). Chúng sẽ kích thích sự co bóp của túi mật (cần tuyệt đối tránh khi bị đau bụng).
Các loại thực phẩm chứa cồn - rượu vang, bia, rượu chưng cất,...
Ăn nhiều natri (muối). Nhiều natri khiến tình trạng sưng tấy khó giảm hơn.
Đồ ngọt
Nên ăn:
Nhiều trái cây và rau quả tươi (giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất).
Mỗi tuần nên ăn thực phẩm có chất đắng vài lần. Thực vật sử dụng các chất đắng để tự bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi. Ở người, chúng thúc đẩy tuần hoàn máu và tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và kích thích chuyển hóa chất béo trong gan và mật khi chúng được ăn vào. Những thực phẩm này cung cấp một lượng chất đắng đặc biệt lớn: bồ công anh (đặc biệt là thân cây), atisô, cây kế, rau diếp romaine, bông cải xanh, cà phê, caccao.
Ngũ cốc nguyên cám.
Thịt nạc trắng và cá (ưu tiên nấu bằng hơi nước).
Các loại dược liệu có lợi cho gan và túi mật:
Nước chanh nấu: Cắt 1 quả chanh thành 4 phần và cho vào nồi cùng nửa cốc nước nấu lên. Nấu sôi trong khoảng 2 phút. Tắt bếp và nghiền chanh. Uống nước này.
Trà bồ công anh.
Trà vỏ cam.
Trà ngưu bàng.
Trà đen.
Nghệ: Bổ sung nghệ vào món ăn của bạn càng thường xuyên càng tốt. Hoạt chất curcumin trong nghệ là một chất chống oxi hóa có khả năng kháng viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều nghệ (hơn khoảng 2g/ngày).
7. Phòng ngừa: giữ cho túi mật khỏe mạnh
Túi mật của bạn giải phóng mật mỗi khi bạn ăn. Khi bạn bỏ bữa, những dịch mật đó sẽ tích tụ lại. Điều này làm tăng mức cholesterol trong túi mật của bạn. Theo thời gian, chất béo dạng sáp có thể cứng lại thành sỏi mật. Một số axit mật cũng có thể khiến bạn dễ bị ung thư túi mật. Vì vậy, hãy dành thời gian cho các bữa ăn thường xuyên.
Lựa chọn thực phẩm nhiều chất sơ: ngũ cốc nguyên hạt và rau chứa nhiều chất xơ làm giảm cholesterol “xấu. Chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động và đào thải mật ra khỏi cơ thể.
Chế độ ăn ít chất béo chắc chắn là chiến lược được khuyến khích nhất cho tất cả các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là đối với những người đã phát triển các đợt viêm túi mật cấp tính và chưa trải qua phẫu thuật.
Cắt giảm thực phẩm chiên. Túi mật của bạn phải làm việc nhiều hơn để giúp tiêu hóa thức ăn béo. Thực phẩm chiên rán thường chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến viêm túi mật.
Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C. Các nghiên cứu cho thấy những người hấp thụ nhiều vitamin C ít có khả năng mắc bệnh túi mật. Các chuyên gia cho rằng hàm lượng vitamin thấp có thể làm tăng lượng cholesterol trong mật của bạn. Phụ nữ nên nhận 75 miligam và nam giới nên nhận 90 miligam mỗi ngày.
Hướng tới ăn chay. Bạn không cần phải từ bỏ thịt. Nhưng ăn nhiều bữa hơn với protein từ thực vật như các loại đậu và đậu phụ có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh túi mật. Đó là bởi vì chúng có nhiều chất xơ và ít chất béo bão hòa. Bạn có thể ăn chay 1 ngày một tuần.
Uống đủ nước. Nếu bạn nhận được ít nước hơn mức cơ thể yêu cầu, nó có thể gây tổn hại cho túi mật của bạn.
Uống nước ép rau củ quả tươi mỗi ngày. Nước ép cung cấp cho cơ thể bạn rất nhiều chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, enzym và chất chống oxi hóa. Chúng đi vào các tế bào rất nhanh mà không gây căng thẳng cho hệ thống tiêu hóa. Cơ thể cũng sử dụng nhiều chất quan trọng này để giải độc. Do đó, nước trái cây góp phần rất lớn vào việc thanh lọc gan và giữ cho túi mật khỏe mạnh.
Hoạt động thể chất: đốt cháy calo, cải thiện tâm trạng và bảo vệ túi mật của bạn. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tập thể dục nhiều nhất giảm 25% tỷ lệ mắc bệnh túi mật so với những người cùng lứa tuổi với họ.
Loại bỏ hoặc hạn chế hút thuốc, uống bia rượu và tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể giúp giảm khả năng mắc bệnh này.
Bạn có thể uống các loại trà phía trên theo từng đợt để hỗ trợ chức năng gan và mật.
Và dĩ nhiên, thiết lập lại một lối sống cân bằng, lành mạnh về tống thể luôn là điều cần thiết để có một sức khỏe toàn diện. Khi cơ thể mất cân bằng, sẽ có nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần "kéo nhau" tìm đến bạn.