top of page

Cách chữa trị giảm táo bón khi mang thai cho bà bầu

Đã cập nhật: 28 thg 3, 2023

Nỗi lo mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì đến con không là vấn đề gặp phải của rất nhiều người trong thời kỳ khi mang thai. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm trạng và cả sức khỏe của mẹ. Từ đó cũng ảnh hưởng tới bé. Làm cách nào để chữa trị táo bón cho bà bầu? Đây là kiến thức vợ chồng cần chuẩn bị trước khi mang thai để có một kỳ thai sản nhẹ nhàng hơn!

Nếu bạn chỉ đang chuẩn bị mang thai và bạn vốn đang bị táo bón dai dẳng thì hãy giải quyết nó trước khi có em bé nhé. Nếu bạn đã uống nước, vận động và ăn chất xơ đủ, không dùng loại thuốc nào thì hãy cân nhắc đến việc thải độc, sự tích lũy độc lâu ngày cũng dẫn đến táo bón.

1. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón. Táo bón thường bắt đầu khi nào trong thai kỳ?

Táo bón có xu hướng bắt đầu sớm khi mức progesterone tăng lên, vào khoảng tháng thứ hai đến tháng thứ ba của thai kỳ. Táo bón có thể trở nên nặng hơn khi thai nhi và tử cung của bạn lớn hơn. Tử cung đang mở rộng chiếm không gian ruột, làm cản trở hoạt động bình thường của nó. Đây chính là nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu.

2. Dấu hiệu táo bón khi mang thai

Mang thai bị táo bón sẽ gặp các dấu hiệu sau:

  1. Buồn đi tiêu mà không đi được.

  2. Phân khô cứng và phải rặn mạnh gây đau rát vùng hậu môn.

  3. Đại tiện ra máu.

  4. Đi nặng dưới 3 lần/tuần.

  5. Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

3. Bà bầu bị táo bón thai kỳ có nguy hiểm không?

Táo bón là tình trạng hay gặp và thường không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Táo bón gây ra những khó chịu trong quá trình sinh hoạt của bà bầu, có thể gây trĩ hoặc sa trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… nặng hơn ở những người đã bị trước đó. Việc này làm giảm chất lượng cuộc sống, chất lượng tinh thần của mẹ bầu.

Trong một số ít trường hợp, việc dùng lực rặn mạnh thường xuyên có thể kích thích sinh non hoặc sảy thai với người có thể trạng yếu.

Chất thải tồn đọng lâu trong cơ thể cũng khiến chất độc bị hấp thụ ngược lại vào máu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Bị táo bón lâu ngày trong quá trình mang thai sẽ đi kèm triệu chứng chướng bụng, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn,… khi đó có nguy cơ làm em bé bị thiếu dinh dưỡng.

4. Cách chữa trị táo bón cho bà bầu thông qua điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày

  1. Ngưng sử dụng thuốc nhuận tràng. Mặc dù thuốc sẽ làm mềm phân cho bà bầu nhưng khi lạm dụng thuốc sẽ gây sự phụ thuộc của cơ thể vào thuốc nhuận tràng và làm yếu chức năng tự nhiên của các bộ phận vì giải thích cách dân giã là: có thuốc làm việc rồi nên “tui” hổng cần làm việc nữa, “tui” ít rèn luyện thì “tui” yếu đi.

  2. Tạo điều kiện cho cơ thể được vận động nhẹ nhàng thường xuyên.

  3. Giữ tinh thần thoải mái

  4. Nếu bạn đã bị trĩ, hãy kết hợp bôi dầu dừa vào chỗ “thịt thừa” đó, massage nhẹ nhàng, tắm rửa bình thường và cuối cùng dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa lại vùng bôi dầu dừa. Dầu dừa chính là một cách chữa táo bón dân gian thường được áp dụng hiệu quả.

  5. Thay đổi thuốc sắt đang dùng, chuyển sang các loại đời mới ít gây bón hơn.

  6. Tập đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đừng nhịn đi vệ sinh vì lượng nước sẽ bị hấp thụ ngược lại, vừa gây độc cơ thể vừa khiến “bạn phân” khô hơn đấy.

  7. Mẹ bầu hãy nhờ chồng massage vùng bụng và toàn bộ cơ thể, vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, vừa giúp lưu thông máu, lại thư giãn và bồi đắp tình cảm gia đình.

  8. Nếu bạn đang phải uống một loại thước nào đó, hãy thảo luận với bác sĩ rằng việc sử dụng các loại thuốc đó có gây nên tình trạng táo bón thai kỳ hiện tại của bạn không.

  9. Tập bài tập Kegel để cơ sàn chậu khỏe mạnh.

5. Bầu ăn gì để hạn chế không bị táo bón khi mang thai?

Dưới đây là các thực phẩm chống táo bón cho bà bầu:

  1. Uống đủ nước.

  2. Bổ sung probiotic và prebiotic.

  3. Bổ sung nhiều thực phẩm từ thực vật tươi vào thực đơn món ăn cho bà bầu bị táo bón.

  4. Uống dầu dừa giúp thải độc đường ruột. Trước khi đi ngủ, bạn hãy uống hỗn hợp: pha 3 muỗng cà phê dầu dừa và 1 muỗng cà phê mật mía hoặc mật ong vào một ít nước ấm.

  5. Ăn đa dạng các loại thực phẩm động vật, đừng chỉ tập trung ăn thịt đỏ quá nhiều. Đa dạng từ loại 4 chân, 2 chân và đồ biển nhé.

  6. Uống trà bồ công anh, trà hoa cúc giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn và giúp mẹ thư giãn hơn.

  7. Bổ sung Magie thông qua bơ, chuối, hạt chia, hạt óc chó, sữa chua, rau lá xanh đậm…

  8. Loại bỏ hoặc hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế mà chuyển sang ngũ cốc nguyên cám.

  9. Ăn nhiều bữa nhỏ để đường ruột của bạn ít gánh nặng hơn, tránh táo bón khi mang thai.

6.Lưu ý vô cùng quan trọng dành cho bà bầu bị táo bón

  1. Mẹ bầu nhớ tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị táo bón mà không có sự kê đơn của bác sĩ nhé. Sự an toàn cho con là trên hết!

  2. Trong 3 tháng đầu, hãy tìm hiểu thật kỹ thực phẩm nào dễ gây co thắt, động/sảy thai.

  3. Bà bầu khi thấy đau bụng dữ dội và liên tục nhiều ngày không thể đi đại tiện, táo bón nặng thì hãy đến gặp bác sĩ.

2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page