top of page
Ảnh của tác giảOrnaturic

Organic (hữu cơ) là gì? Sản phẩm nhãn “organic” khác gì “natural”?

1. Organic (hữu cơ) là gì?

Từ “organic” khi chuyển ngữ sang tiếng Việt có nghĩa là “hữu cơ”.

Chúng ta cùng làm rõ từ hữu cơ là gì nhé!

Hữu = có

Cơ = cơ thể

Khi đi học, chúng ta cũng được học “hóa học hữu cơ” và “hóa học vô cơ”. Trước đây, người ta từng có khoảng thời gian cho rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có trong cơ thể sống (thực vật và động vật) nên mới có tên gọi này. Tuy nhiên, ngày nay các hợp chất hữu cơ đã có thể tổng hợp nhân tạo!

Từ organic đang ngày càng được sử dụng phổ biến, nhu cầu sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ tự nhiên không chứa hóa chất tổng hợp nhân tạo ngày càng tăng vì lý do bảo vệ sức khỏe. Do đó, chúng ta dùng từ “organic” với xuất phát ban đầu của nó – các chất tự nhiên có trong cơ thể sống mà không phải tổng hợp nhân tạo (bạn hãy tạm quên đi bộ môn hóa học hữu cơ nhé).

Vậy sản phẩm organic (sản phẩm hữu cơ) là gì? Hãy định nghĩa rõ ràng một lần nữa!

Một sản phẩm được công nhận là hữu cơ khi nó được tạo ra từ các nguyên liệu được sản xuất bởi nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn được công nhận (có các bộ tiêu chuẩn khác nhau tùy quy định ở các tổ chức, quốc gia khác nhau), không sử dụng các chất hóa học tổng hợp nhân tạo hoặc có nhưng với hàm lượng rất ít (thường gặp trong sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm,…).

2. Bạn sẽ gặp những loại sản phẩm organic (hữu cơ) nào?

Số lượng người quan tâm đến sản phẩm organic ngày càng tăng lên, và hẳn bạn cũng là một trong số đó!

Nếu đã bắt đầu trên hành trình hướng đến bảo vệ sức khỏe với sản phẩm organic, thì chúng ta cần biết trên thị trường đang cung cấp những sản phẩm hữu cơ nào?

Thực phẩm hữu cơ

Đây là loại sản phẩm được tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các loại sản phẩm organic! Nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất để chăm sóc sức khỏe, đó là đường ăn uống. Sau đó có điều kiện hơn thì nhu cầu mới nâng lên là các sản phẩm tiếp xúc ngoài da cũng lành mạnh.

Thực phẩm hữu cơ hiện diện với hình thái ban sơ nhất là rau, củ, quả, thịt “tươi roi rói” trong bữa ăn hằng ngày đến thực phẩm được chế biến thành món ăn vặt như bánh kẹo, mứt,…

Một số công ty thực phẩm cũng đang nắm bắt xu hướng này để đưa các thực phẩm hữu cơ lên kệ siêu thị.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn hấp thụ tối đa dinh dưỡng quý báu, giàu sức sống từ thực phẩm hữu cơ, Ornaturic khuyên bạn hãy ăn chúng ở trạng thái càng nguyên sơ (tươi mới) và càng ít công đoạn chế biến càng tốt. Ví dụ tốt nhất là nước ép rau quả tươi, salad, rau chần,…

Tại Việt Nam, số lượng công ty tham gia vào “nông nghiệp hữu cơ” đang tăng lên dần. Hy vọng tương lai nền nông nghiệp này sẽ được mở rộng mạnh hơn, tối ưu chi phí, để có nhiều thế hệ Việt Nam khỏe mạnh được nuôi dưỡng từ nguồn thực phẩm tốt nhất.

Quần áo hữu cơ

Ornaturic tin rằng bạn cũng đoán ra được quần áo hữu cơ là gì! Chúng được tạo nên từ các nguyên liệu hữu cơ như bông organic. Nhưng bạn biết không, cả máy móc và thiết bị tạo nên quần áo hữu cơ cũng phải thân thiện với môi trường!

Các thương hiệu lớn trên thế giới như Patagonia, Nike, Adidas, Levi’s,… đang hướng tới một thương hiệu “organic hơn”, vì sức khỏe của con người, vì môi trường, và vì xu hướng thị trường tương lai sẽ tăng lên.

Với một số người có thể sẽ nghĩ, mua quần áo hữu cơ chắc chỉ có nhu cầu ở nước ngoài. Nhưng hãy thử search trên Google, tại Việt Nam cũng đang hình thành nhu cầu này, đặc biệt là với thị trường dành cho trẻ em.

Sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ

Không giống với sản phẩm thực phẩm organic, sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, kem dưỡng da, chất khử mùi, đồ trang điểm,… được chứng nhận là “hữu cơ” đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định (của USDA chẳng hạn) có thể thuộc một trong bốn loại sau:

  • 100% hữu cơ: tất cả các thành phần trong sản phẩm đều xuất phát từ nông nghiệp hữu cơ.

  • Hữu cơ: sản phẩm phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ, trong 5% thành phần phi hữu cơ không được chứa sulfit được thêm vào làm chất bảo quản.

  • Được làm bằng các thành phần hữu cơ: sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ và không được chứa sulfit.

  • Chứa ít hơn 70% thành phần hữu cơ.

Xu hướng người dùng đang ngày càng quan tâm da mình có tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong bảng thành phần hay không, các công ty sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng đầu tư R&D (nghiên cứu và phát triển) sản phẩm phục vụ phân khúc này, dĩ nhiên mức giá cho chúng cũng mắc hơn sản phẩm từ hóa chất tổng hợp!

3. Sản phẩm được gắn nhãn “organic” khác gì với nhãn “natural”?

Khi bạn mua một sản phẩm có thể chúng được gắn nhãn “100% hữu cơ” hoặc “100% tự nhiên”. Bạn thắc mắc sao giá của chúng lại khác nhau? Bởi hai nhãn này thể hiện hai loại chất lượng khác nhau.

Một sản phẩm (như bánh kẹo, mỹ phẩm,…) được gắn nhãn “natural” chỉ cho chúng ta biết sản phẩm này có chứa thành phần từ tự nhiên (thực vật, khoáng chất, phụ phẩm động vật). Nhưng “tự nhiên” ở đây không bao gồm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nuôi trồng, các thực vật và vật nuôi có thể đã được tiêu thụ chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, GMO (biến đổi gen),…

Khi nghe đến cụm từ “thành phần tự nhiên”, chúng ta thường dễ cảm thấy yên tâm hơn “thành phần hóa học tổng hợp”. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn nào để chứng minh thành phần tự nhiên này thật sự sạch!

4. Có những chứng nhận organic phổ biến nào?

Các sản phẩm chúng ta sử dụng liệu có thực sự “organic”? Những người tiêu dùng không thể thẩm định được! Vì vậy, cần có những tổ chức thẩm định và chứng nhận cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Hầu hết các quốc gia đều có tiêu chuẩn hữu cơ của riêng mình. Tại nước ta cũng có tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: TCVN 11041:2017. Bên cạnh đó, PGS Việt Nam cũng là một chứng nhận đáng tin cậy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Logo PGS Việt Nam

Nhưng nhãn chứng nhận hữu cơ trên không phải là phổ biến nhất, mặc dù ở Việt Nam. Nếu bạn là một người thường sử dụng sản phẩm hữu cơ, chắc chắn bạn đã biết ít nhất một trong số các nhãn chứng nhận organic này:

Chứng nhận hữu cơ Hoa Kỳ
Chứng nhận hữu cơ Hoa Kỳ
Chứng nhận hữu cơ Liên minh Châu Âu
Chứng nhận hữu cơ Liên minh Châu Âu
Chứng nhận hữu cơ Pháp
Chứng nhận hữu cơ Pháp
Chứng nhận hữu cơ Đức
Chứng nhận hữu cơ Đức
Chứng nhận hữu cơ Nhật Bản
Chứng nhận hữu cơ Nhật Bản
107 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Lab2Life Privacy Policy

This privacy policy will help you understand how we uses and protects the data you provide to us when you visit and use website. We...

bottom of page